Vị dân tộc trong bánh nướng thập cẩm cổ truyền
Hương vị cổ truyền là thứ hương vị quốc hồn quốc túy không thể thiếu được trong văn hóa dân tộc của một đất nước. Ngày Tết trung thu không chỉ là ngày tết thiếu nhi của Việt Nam ta mà còn là ngày lễ đoàn viên của gia đình mỗi chúng ta. Các con đi xa để trở về. Không điều gì có thế so sánh được với việc cả gia đình quây quần nhâm nhi chiếc bánh nướng thập cẩm cổ truyền ngọt dịu với tách trà hoa cúc làm hương vị đọng lại lâu hơn trên đầu lưỡi.
Ý nghĩa của bánh trung thu
Bánh dẻo, bánh nướng hay bánh trung thu hình cá chép,… đều là những loại bánh vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Mỗi loại bánh không chỉ có hình dáng màu sắc, hương vị khác nhau mà ngay cả ý nghĩa nhân văn của chúng cũng khác nhau.
Theo cách làm bánh nướng thập cẩm cổ truyền, từ công đoạn làm vỏ bánh đến nhân bánh đều khá kỳ công. Vì vậy những chiếc bánh này đều tượng chưng cho sự khó khăn vất vả của cuộc sống. Nhưng sau tất cả, chúng ta đều vượt qua. Và gia đình vẫn là chốn bình yên, ngọt ngào nhất mà bạn luôn muốn quay về.
Cách làm bánh nướng thập cẩm cổ truyền
Đúng như ý nghĩa của chúng, từ giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu đến khi chiếc bánh hình thành đều không có giai đoạn nào dễ dàng. Nhưng với đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Việt Nam, cùng với tính cách tỉ mỉ cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể làm được. Hãy cùng Bếp là Nhà bắt tay vào thực hiện ngay nhé!
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Phần vỏ bánh | Phần nhân bánh | Nước sốt trộn nhân |
+ 300g bột mì | + 100g Hạt dưa rang lấy nõn | + 100g bột bánh dẻo |
+ 15g bơ đậu phộng | + 100g Hạt điều rang bóc vỏ | + 50g nước đường bánh nướng |
+ 5g mật ong | + 100g Mứt bí | + 1 thìa cà phê dầu hào |
+ 40g dầu thực vật | +100g mứt hạt sen | + 70ml rượu mai quế lộ |
+ 2 lòng đỏ trứng gà | + 80g lạp xưởng | + 10ml dầu mè |
+ 1 muỗng nước tro tàu | + 80g vừng rang | + 100g đường cát trắng |
+ nước đường bánh nướng | + 100g mỡ đường | + 80ml nước lọc |
+ trứng muối | ||
+ 8-10 lá chanh |
Bước 2: Hướng dẫn làm nước đường bánh nướng
Nếu bạn không có thời gian, bạn có thể ra cửa tiệm bán đồ làm bánh trung thua để mua nhé. Nước đường bánh nướng là phần nguyên liệu bạn không thể bỏ qua vì nó tạo độ ngọt, độ mềm, màu sắc và hương vị đặc trưng cho bánh nướng thập cẩm cổ truyền. Nước đường bánh nướng nên làm trước 5 đến 7 ngày để sau thời gian bảo quản nước đường sẽ đậm màu, đặc sánh, ngọt dịu và bánh được mềm hơn.
Cách làm tham khảo tại bài viết: https://xichmafood.com/2020/09/14/banh-trung-thu-nhan-dau-xanh/
Bước 3: Hướng dẫn cách làm vỏ bánh nướng
Vỏ bánh nướng thập cẩm cổ truyền vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự khéo léo. Vỏ bánh phải mềm, thơm, ngọt, màu sắc bắt mắt. Không bị nứt vỡ trong quá trình nướng bánh. Tất cả đều có bí quyết. Chỉ cần thiếu một trong các bước thì sẽ không thành công. Vỏ bánh nướng của tất cả các loại bánh nướng đều chung một công thức làm dưới đây:
Cách làm tham khảo tại đây: https://xichmafood.com/2020/09/14/banh-trung-thu-nhan-dau-xanh/
Bước 4: Cách làm nhân bánh nướng thập cẩm cổ truyền.
Đây là bước quan trọng nhất tạo nên hương vị đặc trưng riêng của chiếc bánh nướng thập cẩm cổ truyền. Khác với các loại nhân bánh khác, nhân thập cẩm cần phải có rất nhiều nguyên liệu phù hợp với nhau tạo nên (như trong phần chuẩn bị). Các bước làm:
- Mỡ đường: cho 100g mỡ rửa sạch, thái nhỏ miếng bằng hạt lựu, luộc sôi khoảng 3 phút, vớt để ráo nước rồi trộn với 2-3 thìa đường, xóc đều cho ngấm. Để mỡ đường nơi có gió để phơi cho mỡ đường trong lại là được (nên làm mỡ đường trước 1 ngày).
- Lạp xưởng bắc nồi nấu, đợi chín rồi bỏ ra thái vừa.
- Trứng muối: rửa sạch, ngâm rượu và gừng (băm nhỏ) trong 20 phút. Sau đó vớt ra, nướng ở 150(độ C) trong 15 phút. Thấy lòng đỏ trở đục là được.
- Cho hạt điều, hạt dưa, mứt bí, mứt sen, lạp xưởng vào máy xay sinh tố xay đều sao cho kích cỡ của các hạt được đều, nhỏ, quyện vào nhau nhưng không được xay nhuyễn. Nếu xay nhuyễn sẽ mất đi vị giòn sần sật của bánh nướng thập cẩm cổ truyền.
- Xay qua xong mới cho hạt vừng rang, mỡ đường, lá chanh thái sợi vào trộn đều. Khi trộn bạn nên cho ra một tô lớn để không bị tràn nguyên liệu ra ngoài.
- Cho nước sốt bánh trung thu nhân thập cẩm vào trộn thật đều tay. Tiếp tục cho thêm bột bánh dẻo, trộn đến khi thấy nhân dẻo, dính với nhau. Nếu thấy hỗn hợp nhân bánh vẫn còn rời rạc thì cho thêm bột bánh dẻo. Nắm hỗn hợp nhân thành 1 khối, không bị rời tức là nhân bánh trung thu thập cẩm đã đạt chuẩn.
- Khi nặn nhân thành từng viên thì bạn cho một quả trứng muối vào giữa mỗi viên là được.
Bước 5: Tạo hình và nướng bánh
- Chia tỷ lệ nhân với vỏ, nhân chiếm 2/3, vỏ 1/3 trọng lượng bánh. Cán mỏng vỏ bánh rồi đặt nhân vào trong xong vo tròn lại.
- Ép khuôn, rắc ít bột để bánh không dính khuôn, dùng tay ấn kỹ để bánh có độ sắc nét.
- Làm hỗn hợp phết lên mặt bánh gồm 1 thìa dầu ăn, 1 lòng đỏ trứng, 1 thìa nước lọc, khuấy đều.
- Làm nóng lò ở 210(độ C) trước rồi mới cho bánh vào nướng chừng 7-9 phút. Sau đó lấy ra xịt hơi nước lên trên. Đợi đến khi bánh ráo, quét 1 lớp trứng mỏng lên trên mặt bánh. Rồi tiếp tục cho vào nướng trong 7 phút. Chú ý không để trứng bám quá dày lên mặt bánh và ko quết mạnh tay sẽ bị mất hoa văn bánh. Lặp lại thao tác này 2 lần nữa là bánh được (cả quá trình là nướng 3 lần).
Bánh nướng thập cẩm cổ truyền vừa ra lò sẽ cứng. Bánh để 1-2 ngày sẽ mềm và xuống màu đẹp hơn. Lúc đó bạn có thể bỏ ra thưởng thức cùng gia đình với vài tách trà thơm. Hoặc gói lại gửi cho người thương nơi xa để bày tỏ tấm lòng chân thành của mình.
Chúc các bạn thành công! Cảm ơn và hãy luôn ủng hộ Bếp là Nhà !!
buy anabolic online
Thanks for the good article, I hope you continue to work as well.